Bệnh viện Nhân Ái được thành lập theo Quyết định: 4856/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2006 của UBND thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Y Tế.       Nâng tầm y đức, dấn thân vì cộng đồng.       Bệnh nhân AIDS đến với bệnh viện sẽ được chăm sóc, điều trị hoàn toàn miễn phí.
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI

CHIẾN DỊCH XANH – NÓI KHÔNG VỚI RÁC THẢI NHỰA NĂM 2019

 Ngày 28/09/2019

Nhằm chung tay vào hoạt động giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế, Bệnh viện Nhân Ái tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, kêu gọi tất cả công chức, viên chức, người lao động, bệnh nhân, thân nhân, người sử dụng dịch vụ y tế cùng nhau thay đổi nhận thức, thay đổi hành vi vào việc giảm thiểu, hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon…..góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho con người và hệ sinh thái. Chuỗi các hoạt động như: Truyền thông tại bệnh viện, tổ chức ký cam kết giữa lãnh đạo khoa với Giám đốc bệnh viện, Tổ chức hội thi rung chuông vàng tìm hiểu về thực trạng chất thải nhựa đặc biệt là chất thải nhựa trong lĩnh vực y tế.
Những con số đáng báo động cần quan tâm về chất thải nhựa được ví như thảm họa “ Ô nhiễm trắng”
Hiện thế giới đang phải đối mặt với khoảng hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa tích tụ trên Trái đất. Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng... “Ô nhiễm trắng” với túi nilon và rác thải nhựa đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường cũng như sức khỏe của con người trên khắp hành tinh. Theo các chuyên gia, phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm, các chất thải từ nhựa và nilon mới bị phân hủy.
Nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,… Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể. Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, chứa các kim loại như chì, cadimi, nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây hại cho sức khỏe con. Ước tính có hơn 700 loài sinh vật trên thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực do ô nhiễm chất thải nhựa. Theo thống kê của Ủy ban châu Âu, ước tính khoảng 8,3 tỷ sản phẩm nhựa đã sản xuất cho đến năm 2018; khoảng 6,3 tỷ tấn nhựa trở thành rác thải và khoảng 5 tỷ tấn tích lũy ngoài môi trường hoặc được chôn lấp. Hàng năm có khoảng 4,8 - 12,7 triệu tấn chất thải nhựa xả vào đại dương.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cả nước có hơn 13.000 cơ sở y tế, mỗi năm điều trị cho hơn 150 triệu lượt người và khoảng hơn 300 triệu lượt khám ngoại trú. Khi vào bệnh viện, bệnh nhân thường đi kèm theo 1 - 2 người nhà, cho nên lượng rác thải từ bệnh nhân và người nhà cùng với rác thải liên quan đến y tế rất lớn. Trong khi đó, việc thay đổi nhận thức, hình thành thói quen cho nhân viên y tế, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về thay thế sản phẩm nhựa dùng một lần, hạn chế việc phát sinh chất thải nhựa là một quá trình và cũng mới chỉ bước đầu được thực hiện tại một số cơ sở y tế.
Cũng theo Cục Quản lý môi trường y tế, tính ưu việt của các sản phẩm nhựa dùng một lần trong ngành y tế như bơm kim tiêm, dụng cụ thiết bị dùng trong phẫu thuật, xét nghiệm (găng tay vô trùng, chai, lọ, ống đựng bệnh phẩm)... đã góp phần loại trừ, giảm thiểu nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh, đảm bảo các hoạt động chuyên môn y tế được thực hiện đúng theo quy định, đặc biệt là những công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về vô trùng, an toàn, an ninh sinh học. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc chủng loại và khối lượng chất thải nhựa trong y tế là đa dạng và rất nhiều
Trong lĩnh vực y tế, chất thải nhựa được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Cụ thể, chất thải nhựa phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người sử dụng dịch vụ y tế; từ các hoạt động chuyên môn y tế như bao bì, dụng cụ bao gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư, vật liệu, đồ dùng trong y tế; từ hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hóa chất…
Để giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành y tế, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Y tế đã chỉ ra các giải pháp như: ngành y tế cần tăng cường sử dụng thuốc bằng đường uống, sử dụng các vật dụng, vật tư, thiết bị y tế, bao bì, dụng cụ gói, chứa, đựng thuốc, hóa chất làm từ vật liệu thân thiện với môi trường, hoặc có thể tái sử dụng trong quá trình khám, chẩn đoán, điều trị, trong hoạt động nghiên cứu, kiểm nghiệm, kiểm định và các hoạt động chuyên môn y tế nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa.
Trong chỉ thị, Bộ trưởng Bộ Y tế yêu cầu hạn chế sử dụng túi, chai, cốc, bát, đĩa, ống hút và các vật dụng khác làm từ nhựa dùng một lần hoặc nilon khó phân hủy cho mục đích ăn, uống của người bệnh, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn của đơn vị… thay thế bằng các vật dụng làm từ vật liệu thân thiện với môi trường hoặc có thể tái sử dụng. Phấn đấu tiến tới chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng vật liệu nhựa dùng một lần và nilon khó phân hủy trong đơn vị.  “Trong các vấn đề chuyên môn, từ khoa dược, khoa điều trị nội trú, khoa khám bệnh ngoại trú đến khoa dinh dưỡng, bếp ăn, nhà ăn, đến cộng đồng liên quan đến sản phẩm y tế, sinh hoạt đều thực hiện cam kết ngay từ hôm nay giảm thiểu tối đa, tiến tới không dùng sản phẩm nhựa một lần”, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh và đề nghị các cơ quan, đơn vị ngành y tế trên cả nước phát động thi đua, khen thưởng, phát hiện và biểu dương kịp thời các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong giảm thiểu chất thải nhựa; đồng thời đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa để đánh giá bệnh viện xanh - sạch - đẹp.
Bộ trưởng cũng yêu cầu, các cơ sở y tế đưa tiêu chí giảm thiểu chất thải nhựa vào nội quy, quy chế hoạt động nội bộ của đơn vị. Thực hiện phân loại triệt để chất thải nhựa, ni lông khó phân hủy để thu gom, tái chế đúng quy định.
Tại Bệnh viện Nhân Ái cũng đã phát động “Chiến dịch xanh – nói không với rác thải nhựa” bằng những hành động nhỏ nhưng thiết thực góp phần mang lại hiệu quả cao như: Phân loại rác đúng loại tại nguồn trong bệnh viện, khu nhà công vụ dưới sự hỗ trợ, kiểm tra, giám sát của Khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn. Khuyến khích sử dụng chai lọ như thủy tinh, inox… để thay thế cho chai nhựa sử dụng một lần, vận động căntin trong bệnh viện hạn chế sử dụng các sản phẩm đóng gói từ nilon….. Đồng thời thường xuyên tổ chức tuyên truyền, lồng ghép truyền thông về rác thải nhựa vào các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật định kỳ hàng tháng nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, tiến tới loại bỏ chất thải nhựa dùng một lần.

Một số hình ảnh hoạt động:

Hình ảnh 1: CN. Nguyễn Hữu Tiến – TP.CTXH  chia sẻ thông tin về chất thải nhựa.

Hình ảnh 2: CBNV tham gia xem chiếu clip về chất thải nhựa – Thảm họa ô nhiễm trắng.

 

Hình ảnh 3: Đại diện lãnh đạo khoa/phòng tham gia ký cam kết với Giám đốc bệnh viện.

Hình 4:  CBNV bệnh viện tham gia thi rung chuông vàng tìm hiểu về chất thải nhựa.

 

CN. Nguyễn Thị Lan – P.CTXH