Bệnh viện Nhân Ái được thành lập theo Quyết định: 4856/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2006 của UBND thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Y Tế.       Nâng tầm y đức, dấn thân vì cộng đồng.       Bệnh nhân AIDS đến với bệnh viện sẽ được chăm sóc, điều trị hoàn toàn miễn phí.
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI

Điều trị ARV sớm - Người nhiễm HIV sẽ có cuộc sống khỏe mạnh

Kể từ khi HIV được phát hiện lần đầu tiên ở nước ta vào 1990 tại Thành phố Hồ Chí Minh, dịch HIV đã nhanh chóng lan ra khắp cả nước. Đến tháng 12/2014, nước ta phát hiện được 226.819 người nhiễm HIV nhưng chúng ta mới đang điều trị bằng thuốc kháng HIV (ARV) cho 93.000 người. Trên thực tế người nhiễm HIV ở nước ta tiếp cận và điều trị ARV rất muộn, số liệu từ Cục Phòng chống HIV/AIDS năm 2013 cho thấy tỷ lệ người nhiễm HIV bắt đầu điều trị ARV có CD4 dưới 100 mm3 chiếm 36%; từ dưới 250 mm3 chiếm 60%. CD4 trung vị chỉ là 220 tế bào CD4/ mm3 .Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời điểm bắt đầu điều trị ARV là dưới 350 tế bào CD4/ mm3. Như vậy, hầu hết người nhiễm HIV được điều trị muộn.

Vậy tại sao không nên điều trị ARV ở giai đoạn muộn? Chính vì những lợi ích mà ARV mang lại cho người nhiễm HIV.
Điều trị ARV có tác dụng ngăn ngừa lây truyền HIV. Những người nhiễm HIV khi được điều trị bằng thuốc ARV sẽ giảm nguy cơ gây nhiễm cho người không nhiễm HIV khi có tiếp xúc với máu và dịch sinh học. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng: Khi người nhiễm HIV được điều trị ARV, nguy cơ lây nhiễm HIV ở với bạn tình không nhiễm giảm 96%.
Đối với lây truyền từ mẹ sang con, nếu không có bất cứ can thiệp dự phòng nào thì tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là khoảng 36% (có nghĩa là cứ 100 phụ nữ nhiễm HIV sinh con thì có khoảng 36 trẻ bị nhiễm HIV). Nhưng nếu phụ nữ nhiễm HIVđược điều trị dự phòng bằng ARV ở giai đoạn sớm (từ tuần thai thứ 14) và con của họ được dùng sữa ăn thay thế sữa mẹ thì tỷ lệ này chỉ còn khoảng 2%.
Điều trị ARV dự phòng bệnh Lao. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo điều trị ARV cho người nhiễm HIV không phụ thuộc số lượng CD4 làm giảm 65% nguy cơ mắc Lao. Trong trường hợp đồng thời điều trị dự phòng INH và điều trị ARV có thể giảm tới 97% nguy cơ mắc bệnh Lao ở người nhiễm HIV. Hiện nay, Việt Nam đã triển khai điều trị ARV ở người nhiễm HIV mắc lao không phụ thuộc vào số tế bào CD4 và đang triển khai mở rộng điều trị dự phòng mắc lao bằng INH cho người nhiễm HIV không mắc lao ở tất cả các cơ sở điều trị HIV/AIDS trên toàn quốc.
Điều trị ARV để kéo dài số năm sống khỏe manh của người nhiễm HIV. Kết quả nghiên cứu tại Nam Phi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy: Người nhiễm HIV điều trị bằng thuốc ARV sớm có tuổi thọ bằng 80% của người không nhiễm với điều kiện điều trị sớm trước khi tế bào CD4 xuống dưới 200 tế bào/ mm3. Điều trị ARV sớm tỉ lệ thuận với bảo vệ số năm sống của người nhiễm HIV. 
 
Ngoài ra khi điều trị ARV sớm người nhiễm HIV được bảo vệ sức khỏe vẫn có thể lao động bình thường và giảm được chi phí điều trị ARV (chi phí thuốc ARV bậc 1 khoảng 4 triệu đồng/năm, trong khi ARV bậc 2 đắt gấp khoảng 10 lần).
Nhận thức rõ sự nguy hiểm của đại dịch HIV/AIDS, Đảng và Nhà nước Việt Nam và đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, những chủ trương quan trọng nhằm khống chế sự gia tăng của dịch HIV/AIDS. Các mục tiêu về điều trị đến năm 2020 giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2%; tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng virus HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị.
Về tầm nhìn đến 2030, hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS; hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và đảm bảo tính bền vững của công tác phòng chống đại dịch này; hướng tới tầm nhìn “ba không” của Liên hợp quốc: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS. Và mới đây, Việt Nam cũng đã cam kết thực hiện mục tiêu 90x90x90, tức là phấn đầu đến năm 2020, 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, trong đó 90% người nhiễm HIV được điều trị bằng ARV và 90% người được điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng phát hiện. Đây là những mục tiêu đầy tham vọng nhưng đều hướng đến mục đích nâng cao sức khỏe, tuổi thọ của người nhiễm HIV và hướng tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS.
P.KHTH sưu tầm theo Cục phòng, chống HIV/AIDS - Bộ Y tế