Bệnh viện Nhân Ái được thành lập theo Quyết định: 4856/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2006 của UBND thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Y Tế.       Nâng tầm y đức, dấn thân vì cộng đồng.       Bệnh nhân AIDS đến với bệnh viện sẽ được chăm sóc, điều trị hoàn toàn miễn phí.
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ

 

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH KÊ ĐƠN THUỐC NGOẠI TRÚ

    Ngày 29/2/2016 Bộ y tế vừa ban hành thông tư số 05/2016/TT-BYT Quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú. Thông tư này có hiệu lực vào ngày 1/5/2016 sẽ thay thế cho Quyết định 04/2008/QĐ-BYT về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú của Bộ y tế.

  Thông tư 05/2016/TT-BYT  bao gồm 15 điều, có nhiều điểm nổi bật so với Quyết định 04/2008/QĐ-BYT về quy chế kê đơn trong điều trị ngoại trú của Bộ y tế, trong đó có quy định về : người kê đơn thuốc, nội dung kê đơn thuốc, quy định kê đơn thuốc của cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc và kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc. một số điểm mới trong Thông tư 05 như sau:

     1.Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư 05 không áp dụng cho kê đơn thuốc y học cổ truyền, kê đơn thuốc kết hợp thuốc y học cổ truyền với thuốc tân dược và kê đơn thuốc Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Tại Điều 2, Đối tượng áp dụng so với thông tư cũ, thông tư 05 thêm phần “Người bệnh và người nhà của bệnh nhân có đơn thuốc Điều trị ngoại trú”. Điều này thuận lợi cho người nhà bệnh nhân ung thư, AIDS giai đoạn cuối đang điều trị tại nhà thuận lợi hơn khi mua thuốc điều trị.

       2.Người kê đơn thuốc:

Thông tư mới cũng quy định cụ thể về đối tượng cũng như phạm vi của người kê đơn thuốc so với Quyết định 04. Tại điều 3 của Thông tư này đã quy định chỉ có bác sỹ là người được kê đơn thuốc. Y sỹ được kê đơn thuốc khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện như có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện của Nhà nước hoặc trạm y tế xã, phường, thị trấn, y tế cơ quan, trường học và phải có văn bản phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện phân công khám bệnh, chữa bệnh theo phân cấp quản lý y tế địa phương.

Bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế xã được phép kê đơn thuốc đối với các bệnh ở các chuyên khoa tương ứng với phạm vi khám bệnh, chữa bệnh đa khoa được quyết định trong phạm vi chuyên môn của trạm y tế  xã và của các bác sỹ, y sỹ.

Trong trường hợp cấp cứu người bệnh mà chưa kịp làm thủ tục nhập viện, người kê đơn thuốc của bất cứ chuyên khoa nào (kể cả y học cổ truyền) đều được kê đơn thuốc để xử trí cấp cứu phù hợp với tình trạng của bệnh cấp cứu.

Theo thông tư, chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám bệnh, chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán và mức độ bệnh. Số lượng thuốc được kê đơn thực hiện theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế hoặc đủ sử dụng tối đa 30 ngày, trừ trường hợp: Kê đơn thuốc gây nghiện, Kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS, Kê đơn thuốc hướng tâm thần và tiền chất.

Thông tư nêu rõ, y sỹ không được kê đơn thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa chất gây nghiện, thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất hướng tâm thần và thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa tiền chất không thuộc danh mục thuốc không kê đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

       3.Nội dung kê đơn thuốc

Về cơ bản nội dung kê đơn thuốc trong Thông tư mới vẫn dựa trên các khoản của Điều 7 trong Quyết định 04/2008/QĐ-BYT. Điểm khác bao gồm:

Tại Khoản 5, Điều 7 trong Quyết định 04 quy định: Viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, generic name) hoặc nếu ghi tên biệt dược phải ghi tên chung quốc tế trong ngoặc đơn (trừ trường hợp thuốc có chứa nhiều hoạt chất).

Tại Khoản 4, Điều 6 Thông tư 05 quy định: viết tên thuốc theo tên chung quốc tế (INN, gerneric) trừ trường hợp thuốc có nhiều hoạt chất. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế.

Do đó theo quy định mới đối với thuốc một thành phần thì việc viết tên thuốc theo tên chung quốc tế là bắt buộc, trừ những thuốc có nhiều hoạt chất. Ví dụ khi kê đơn thuốc Paracetamol, bác sĩ phải viết tên theo tên chung quốc tế: paracetamol 500mg chứ không ghi theo tên thương mại như Panadol. Những thuốc có nhiều hoạt chất có thể ghi tên thuốc theo tên thương mại ví dụ như Augmentil 625mg, Rodogyl …. Trường hợp ghi thêm tên thuốc theo tên thương mại bác sỹ phải ghi tên thương mại trong ngoặc đơn sau tên chung quốc tế. Ví dụ Paracetamol 500mg (Panadol).

        4.Kê đơn thuốc gây nghiện, hướng thần:

Tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 thông tư quy định rõ khi người bệnh được kê đơn thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần thì cần có 3 đơn, một đơn lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một đơn thuốc lưu trong sổ khám bệnh hoặc sổ điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày của người bệnh, một đơn thuốc lưu tại cơ sở cấp, bán thuốc có dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên nếu việc cấp, bán thuốc của chính cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kê đơn thuốc thì không cần dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trong trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện, người kê đơn hướng dẫn người bệnh hoặc người nhà của người bệnh viết cam kết về sử dụng thuốc gây nghiện. Cam kết được viết theo mẫu quy định kèm theo thông tư này, được làm thành 02 bản như nhau, trong đó một bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một bản giao cho  người bệnh hoặc người nhà người bệnh giữ. Trường hợp kê đơn thuốc gây nghiện để giảm đau cho người bệnh ung thư hoặc người bệnh AIDS giai đoạn cuối nằm tại nhà, thì người bệnh phải có Giấy xác nhận của Trạm trưởng trạm y tế xã nơi người bệnh cư trú, xác định người bệnh cần tiếp tục điều trị giảm đau bằng thuốc gây nghiện theo mẫu quy định kèm theo thông tư này để làm căn cứ cho bác sỹ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn thuốc. Mỗi lần kê đơn, số lượng thuốc sử dụng không vượt quá mười ngày.

Ngoài ra trong Thông tư 05 có thêm quy định mới đối với các cơ sở khám chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin trong kê đơn thuốc tại Điều 10 với quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có ứng dụng công nghệ thông tin phải đảm bảo việc lưu đơn để chiết xuất dữ liệu khi cần thiết. Hay cụ thể hơn việc quy định ghi địa chỉ người bệnh trong đơn cần ghi chính xác địa chỉ nơi người bệnh đang thường trú, tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn.

Thông tư mới còn quy định cụ thể thời hạn mua thuốc, thời gian lưu các loại đơn tại cơ sở khám bệnh, cấp hay bán lẻ các loại thuốc cho người bệnh.

 

 

Bs. Nguyễn Đức Long