Bệnh viện Nhân Ái được thành lập theo Quyết định: 4856/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2006 của UBND thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Y Tế.       Nâng tầm y đức, dấn thân vì cộng đồng.       Bệnh nhân AIDS đến với bệnh viện sẽ được chăm sóc, điều trị hoàn toàn miễn phí.
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI

Cuộc sống thầm lặng nơi mảnh đất tình ngươi!

Xa tiếng gà rừng gáy sáng xua tan đi vẻ tĩnh mịch im ắng của núi rừng, vén lên màn đêm bằng tia nắng mặt trời đầu tiên phía đông bệnh viện. Sau nhiều ngày trời mưa, ẩm ướt, càng làm cho không khí nơi đây trở nên hoang vu và hiu quạnh so với vẻ bề ngoài vốn có của nó “Bệnh viên nhân ái”.

Một ngày mới được bắt đầu như thế. Bênh viện nhân ái nằm cách xa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước 30km. Một bệnh viện không tiếng ồn ào náo nhiệt, không tiếng còi xe như người ta vẫn tưởng tượng. Một mặt giáp quốc lộ ĐT 758, ba mặt còn lại được hồ thủy điện Thác mơ hiền hòa ôm chặt vào lòng như người mẹ dịu dàng ôm đứa con 8 tuổi…

Mùa này con nước cạn lắm, màu nước đỏ ngầu như nỗi lòng người mẹ có đứa con thương yêu xấu số mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Thành lập ngày 31 tháng 10 năm 2006 với chức năng điều trị và chăm sóc hoàn toàn miễn phí cho bệnh nhân HIV/ADS cung cấp các dịch vụ y tế, điều trị có hiệu quả bằng thuốc kháng virus HIV và các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác, chăm sóc giảm nhẹ. Nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tiên phong trong việc chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Với tập thể 270 cán bộ nhân viên đã, đang và từng ngày chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân về mọi mặt như điều trị, chăm sóc, vật lý trị liệu, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng…300 bệnh nhân có 300 hoàn cảnh xuât thân khác nhau, 300 luồng tư tưởng, suy nghĩ, tính cách khác nhau nhưng có chung một căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Giai đoạn cuối phần lớn mọi sinh hoạt như ăn cháo, uống thuốc, tiểu tiện ,đại tiện …của bệnh nhân đều tại chỗ, tại giường. Đòi hỏi người thầy thuốc phải hiểu được tâm tư tình cảm, phải có tâm, có tầm, phải có tấm lòng nhân ái, bao dung, đôi bàn tay mềm mại và đặc biệt là lòng kiên nhẫn vô hạn mới đủ kiên trì khi đứng giữa danh giới của sự sống và cái chết để níu kéo, dành giât lại sự sống cho bệnh nhân. Chỉ một sơ xuất nhỏ có thể phải trả một giá quá đắt cho cuộc sống này. Thế nhưng với lòng yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp đã giúp cho họ những người cán bộ, nhân viên của bệnh viện Nhân ái vượt qua mọi khó khăn thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống. Niềm vui vô tận của họ là khi dành giật được mạng sống của bệnh nhân từ tay tử thần trở về, để mỗi sáng còn được nghe tiếng gà gáy.

Trở về cuộc sống đời thường với bao lo toan bộn bề, họ cũng có một gia đình nhỏ bé để chăm lo, để thương yêu, bao khó khăn mệt nhọc trong công việc đều tan biến khi những thiên thần nhỏ bé đang chờ ở nhà sau giờ tan ca và cất tiếng gọi ba ơi! Ba đã về, mẹ ơi! Mẹ đã về. Hầu hết cán bộ nhân viên ở đây đều sống xa quê, có thể nói là khắp từ các miền: Bắc, Trung, Nam. Nhưng tất cả họ đều có chung một mục đích đó là xoa dịu nỗi đau, nâng cao sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tiên phong trong việc chống lại sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Họ vui vẻ với cuộc sống giản dị, chấp nhận sự thiếu thốn, sống xa quê, xa thành phố, bám trụ nơi đây, nơi mảnh đất đầy tình người này để những bệnh nhân HIV/AIDS có niềm tin, có chỗ dựa, tìm thấy niềm vui, niềm hy vọng trong cuộc sống thường ngày.

DSTH Nguyễn Cao Cường

Khoa Dược – Bệnh viện Nhân Ái