Bệnh viện Nhân Ái được thành lập theo Quyết định: 4856/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2006 của UBND thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Y Tế.       Nâng tầm y đức, dấn thân vì cộng đồng.       Bệnh nhân AIDS đến với bệnh viện sẽ được chăm sóc, điều trị hoàn toàn miễn phí.
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI

Phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013

Hưởng ứng Chiến dịch phòng, chống AIDS toàn cầu và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12/2013), ngày 29/10/2013, Uỷ ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm phát động trong cả nước Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 từ ngày 10/11 đến ngày 10/12/2013.

Chủ đề của Chiến dịch Phòng, chống AIDS năm 2013 do Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) phát động nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12) tiếp tục là “Getting to Zero – Hướng tới mục tiêu ba không” và chủ đề mà Việt Nam tập trung tiếp tục là “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”, với nội dung chủ yếu là truyền thông vận động thay đổi hành vi dự phòng lây nhiễm HIV và tăng cường tiếp cận, cung cấp các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.

Mục tiêu chính của Tháng Hành động năm 2013 là: Thúc đẩy sự tham gia của cả hệ thống chính trị và của toàn dân vào thực hiện “Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi có hại, thực hiện hành vi an toàn dự phòng lây nhiễm HIV của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của những người dễ tổn thương, người có hành vi nguy cơ cao, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc ít người; Mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng và tăng cường quảng bá các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân; Tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIVAIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV và tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Một số các hoạt động chủ yếu cần được các địa phương đơn vị triển khai trong Tháng Hành động như: Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc tăng cường triển khai các hoạt động trong Tháng Hành động quốc gia phù hợp với điều kiện và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng nơi; Tổ chức các hội nghị, hội thảo, gặp mặt phổ biến các văn bản liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS mới ban hành; Tổ chức các hội nghị, hội thảo về tăng cường các can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có hành vi nguy cơ cao; Gặp mặt, sinh hoạt câu lạc bộ với những người dễ bị cảm nhiễm với HIV, tuyên truyền vận động họ thực hiện hành vi an toàn, tiếp cận sớm các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị nhiễm HIV/AIDS; Các hội thảo chuyên đề chia sẻ kinh nghiệm, các mô hình có hiệu quả trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là trong truyền thông, can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho đồng bào dân tộc thiểu số và Phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư”; Tổ chức các hoạt động truyền thông, vận động như Lễ ra quân; Lễ mít tinh và diễu hành quần chúng... tiếp tục quan tâm đến những người dễ tổn thương, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số...

Một số hình ảnh về các hoạt động hưởng ứng Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS

                                                                                                                                      Nguồn tin vaac.gov.vn