Bệnh viện Nhân Ái được thành lập theo Quyết định: 4856/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2006 của UBND thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Y Tế.       Nâng tầm y đức, dấn thân vì cộng đồng.       Bệnh nhân AIDS đến với bệnh viện sẽ được chăm sóc, điều trị hoàn toàn miễn phí.
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI
NHAN AI

Bạn đã thực sự có những hiểu biết đúng đắn về HIV/AIDS?

Hãy cùng nhau kiểm tra kiến thức về HIV/AIDS của bạn nào.

Chắc hẳn bạn cũng đã có những kiến thức nhất định về HIV/AIDS qua truyền hình, sách báo, mạng Internet... Tuy nhiên, vẫn có những thông tin bạn cần phải hiểu thật chính xác, để có thể phòng tránh và tư vấn cho người khác. Dưới đây là những gì bạn thường nghe thấy, và hãy xem nó có chính xác hay không nhé.

Có HIV nghĩa là có AIDS?

Sai lầm! HIV (Human immunodeficiency virus – virus gây suy giảm miễn dịch ở người) là một loại virus phá huỷ tế bào CD4 (tế bào miễn dịch giúp chống lại bệnh tật). Nếu điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể sống chung với HIV hàng năm, thậm chí hàng chục năm mà không tiến triển thành AIDS. Bệnh nhân chỉ được chẩn đoán AIDS (acquired immunodeficiency syndrome – hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) khi mắc phải các bệnh nhiễm trùng cơ hội do suy giảm miễn dịch, hoặc số lượng tế bào CD4 giảm dưới 200.

Không thể lây truyền HIV qua đường tiếp xúc thông thường


Đúng như vậy. Bạn không thể nhiễm hay lây truyền HIV qua một cái ôm, sử dụng chung khăn tắm hay kính. Nhiễm HIV qua truyền máu là rất hiếm vì nguồn cấp máu ở Mỹ được kiểm tra rất cẩn thận. Tuy nhiên bệnh này có thể lây lan qua đường quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm hay sử dụng các dụng cụ chưa được khử trùng để xăm mình.

Bạn chỉ có vài năm để sống khi bị nhiễm HIV/AIDS?

Sai lầm! Sự thực là rất nhiều người sống chung với HIV hay AIDS trong nhiều thập kỷ. Họ có tuổi thọ tương đương với người bình thường. Chúng ta có thể phòng HIV tiến triển thành AIDS bằng việc đi khám sức khoẻ định kỳ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sai lầm! Một số người không có bất kỳ dấu hiệu nào của HIV trong nhiều năm sau khi bị nhiễm. Nhiều người thì có biểu hiện trong 10 ngày đến vài tuần sau khi bị nhiễm trùng. Những triệu chứng ban đầu giống bệnh cúm hay bệnh tăng bạch cầu đơn nhân như sốt, mệt mỏi, nổi ban, đau họng... Chúng thường biến mất sau vài tuần và có thể sẽ không xuất hiện lại trong nhiều năm sau đó. Cách duy nhất để biết bạn có bị HIV không là đi xét nghiệm máu.

HIV có thể chữa được

 

Sai lầm! Không có cách nào chữa HIV nhưng việc điều trị có thể giữ nồng độ virus ở mức độ thấp và giúp duy trì hệ thống miễn dịch của người bệnh. Một số loại thuốc can thiệp vào các protein mà HIV cần để copy, một số khác ngăn virus chèn gen của chúng vào các tế bào miễn dịch. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa tình trạng toàn thân, hệ miễn dịch và số lượng virus có trong cơ thể để quyết định khi nào sẽ bắt đầu điều trị.

Bất kì ai cũng có thể mắc HIV

 

Đúng như vậy. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 56.000 người mắc HIV và 18.000 người chết vì AIDS. Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm HIV từ đàn ông, phụ nữ, trẻ em cho tới những người đồng tính hay dị tính. Những người đàn ông quan hệ tình dục với nam giới chiếm hơn một nửa (53%) trong số các ca nhiễm HIV mới mỗi năm. Phụ nữ chiếm 27% các ca nhiễm mới, và ở trẻ em là 13%. Người Mỹ gốc Phi chiếm gần một nửa số ca nhiễm HIV mới mỗi năm.

Không cần chú ý đến tình dục an toàn khi cả hai đều đã bị nhiễm HIV

 

Sai lầm! Bạn và bạn tình đều bị nhiễm HIV không có nghĩa là hai người có thể quan hệ tình dục thoải mái. Sử dụng bao cao su hoặc các dụng cụ latex khác có thể giúp bạn phòng các bệnh lây qua đường tình dục khác cũng như các chủng khác của HIV vì chúng có thể kháng lại thuốc điều trị HIV. Bởi ngay cả khi bạn đang được điều trị HIV ổn định thì bạn vẫn có thể mắc các bệnh khác.

Bạn vẫn có thể sinh con khi “HIV dương tính”

Đúng như vậy. Sự thật là những bà mẹ nhiễm HIV có thể truyền loại virus này sang cho con trong quá trình mang thai hay khi sinh con. Tuy nhiên chúng ta có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus cho các bé bằng cách tới gặp bác sĩ để nhận tư vấn, có được chế độ chăm sóc và điều trị phù hợp. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng và để bảo vệ em bé của họ khỏi virus.

Bạn không thể tránh khỏi các bệnh nhiễm trùng khác có liên quan tới HIV

 

 

Sai lầm! Do hệ thống miễn dịch bị suy yếu, người nhiễm HIV có thể dễ dàng mắc các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi, lao phổi, nhiễm nấm candida, cytomegalovirus và toxoplasma. Cách tốt nhất để giảm nguy cơ là sử dụng thuốc điều trị HIV. Một vài bệnh nhiễm trùng có thể phòng ngừa được bằng thuốc. Bạn có thể giảm phơi nhiễm với các mầm bệnh bằng cách tránh ăn các loại thịt chưa nấu chin, thịt hộp, và nước nhiễm bẩn.

Không có bảo hiểm bạn không thể có thuốc chữa bệnh

 

Sai lầm! Có rất nhiều chương trình của chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và một vài công ty dược phẩm hỗ trợ chi phí thuốc chữa HIV/AIDS. Nhưng lưu ý: những loại thuốc “cocktail” này có thể có giá lên đến 15.000$/năm. Vì vậy hãy nói với các tổ chức phòng chống HIV/AIDS ở địa phương bạn để có trợ giúp về tài chính.

Nguồn + ảnh: WebMD